Một số quy định mới trong Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 có hiệu lực từ ngày 01/01/2018

 

 

         Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 có hiệu lực từ ngày 01/01/2016 mở rộng thêm đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, quy định về mức đóng, mức hưởng và tăng dần số năm đóng BHXH để được hưởng mức lương hưu tối đa

         Tại Điểm b, Khoản 1, Điều 2; khoản 2, Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định thêm 2 nhóm đối tượng tham gia BHXH bắt buộc:

         Đó là người lao động có hợp đồng lao động từ 1 tháng đến dưới 3 tháng và người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, hoặc chứng chỉ hành nghề, hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia BHXH bắt buộc theo quy định của Chính phủ.

         Quy định về mức lương đóng Bảo hiểm xã hội

         Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động - Thương bình và Xã hội ngày 16/11/2015 quy định từ ngày 1/1/2018, tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định trong đó, mức lương làm căn cứ đóng BHXH theo thang lương, bảng lương do doanh nghiệp tự xây dựng. Các khoản bổ sung khác là khoản tiền ngoài mức lương, phụ cấp lương và có liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động; các khoản bổ sung khác không bao gồm: Tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 của Bộ luật Lao động; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác không liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động.

          Quy định v mức  hưởng Bảo hiểm xã hội

          Ngày 1/1/2018 trở đi, thay đổi điều kiện hưởng lương hưu đối với người về hưu trước tuổi, đối với người lao động khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên, được hưởng lương hưu với mức thấp hơn trong trường hợp bị suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80% thì phải đủ điều kiện về tuổi đời như sau: 

Khoản 2 Điều 74 Luật Bảo hiểm xã hội quy định mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 73 của Luật Bảo hiểm xã hội được tính bằng 45% mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 79 của Luật BHXH và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:

         a) Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;

         b) Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.

         Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản này được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.

          Trong trường hợp người lao động đã có thời gian đóng BHXH từ đủ 20 năm trở lên, trong đó có từ đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì không kể tuổi đời.

          Tăng dần số năm đóng BHXH để được hưởng mức lương hưu tối đa

          Theo quy định Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 lao động nam đóng 15 năm BHXH hưởng lương hưu 45% bình quân tiền lương tháng đóng BHXH; từ  ngày 1/1/2018 để hưởng mức trên, lao động nam phải đóng đủ 16 năm; tới 2022 phải tham gia 20 năm BHXH mới được hưởng mức 45%. Muốn hưởng lương hưu ở mức tối đa 75%, lao động nam phải đóng bảo hiểm 35 năm, thay vì 30 năm như hiện nay, mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi theo quy định thì bị trừ 2%. 

          Trên đây là một số quy định mới về chế độ, chính sách của người lao động tham gia đóng hiểm xã hội có hiệu lực từ ngày 01/01/2018.

                                                         

                                                                                                                        Nguyễn Thị Thủy